[Review phim] Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023) – màn ảo thuật đẹp, nhưng vụng

Lưu ý: bài viết có tiết lộ trước nội dung phim.

Phải làm rõ điều này: tôi nghĩ Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023) là một phim đầu tay ổn, tuy nhiên sẽ không công bằng nếu chỉ vì là phim đầu tay, mà chúng ta bỏ qua tất cả những khiếm khyết nó vốn dĩ sở hữu, và rồi ca tụng bằng các ngôn từ có vẻ to tát lẫn sáo rỗng.

Nếu muốn hiểu thêm về ý nghĩa của tác phẩm điện ảnh này, bạn có thể tìm đọc, xem những bài phỏng vấn của đạo diễn Phạm Thiên Ân (mặc dù tôi chưa đọc & xem chúng, những tôi đoán rằng anh sẽ không đưa ra phần trả lời quá chi tiết). Còn nếu muốn gán ghép cho nó những đặc điểm tốt / tệ, đưa nó vào một danh mục những siêu phẩm điện ảnh tạo nên lịch sử / những bộ phim khó hiểu tốn thời gian, thì tôi nghĩ các bài viết trên báo chí và mạng xã hội của các “chuyên gia” cũng là quá đủ rồi.

Những gì tôi sắp nói ở đây, đơn thuần là những gì bản thân tôi nghĩ rằng là đủ thú vị khi nói về Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023): một phim đầu tay ổn.

Continue reading [Review phim] Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023) – màn ảo thuật đẹp, nhưng vụng

[Review phim] Le Samouraï (1967) – sự “chuyên nghiệp” đầy “lãng mạn” và “ngu xuẩn”

Tôi đang thất nghiệp, sau 8 năm đi làm gần như không ngưng nghỉ.

Thẳng thắn thì, tôi đã “lựa chọn” làm một người thất nghiệp toàn thời gian trong giai đoạn này.

Và tôi phát hiện ra rằng, khoan hãy bàn tới những yếu tố như nỗi lo âu tài chính, cảm giác hụt hẫng khi bị “ngắt kết nối” với xã hội bên ngoài, loay hoay tìm cách chữa lành bản thân sau quá nhiều tổn thương được cấu thành bởi thế giới của “người lớn”, hay băn khoăn về tương lai vô định; thì thật ra thứ làm tôi khổ sở nhất là chuyện:

“tôi là ai, nếu không có một công việc?”

Đương nhiên, tôi có thể làm một người “thất nghiệp chuyên nghiệp” 24/7, chỉ làm những gì tôi thích, vào bất cứ khi nào tôi muốn, mà chẳng cần phải quan tâm thêm bất cứ điều gì khác trên đời.

Tuy nhiên chúng ta vẫn đang sống trong một xã hội, nơi mà giá trị của các cá thể phần nhiều vẫn cần phải được thể hiện thông qua việc bạn “năng suất” & sở hữu thái độ “chuyên nghiệp” trong công việc (hoặc một hoạt động mang tính “đam mê” nào đó) ra sao.

Đó đồng thời cũng là lúc tôi nhận thấy mình hóa ra có khá nhiều điểm chung với nhân vật Jef Costello (do Alain Delon thủ vai) trong bộ phim Le Samouraï (1967) đến từ đạo diễn Jean-Pierre Melville.

Chúng tôi đều lãng mạn hóa công việc của bản thân mình nhiều hơn mức cần thiết (là tốt nhất đừng bao giờ lãng mạn hóa công việc của mình).

Tuy nhiên, tôi lãng mạn hóa công việc, với niềm tin rằng đấy sẽ là lý do để bản thân tôi trở nên đáng để yêu (bởi những người xung quanh và chính bản thân tôi). Còn Jef lãng mạn hóa công việc của anh, đơn giản bởi vì anh làm tốt công việc này và anh là một người có lòng tự trọng.

Nghĩ kỹ lại, đó là một sự khác biệt rất lớn.

Continue reading [Review phim] Le Samouraï (1967) – sự “chuyên nghiệp” đầy “lãng mạn” và “ngu xuẩn”

[Review album] Bad Mode – Utada Hikaru (2022)

Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, khi nói về album Bad Mode (2022) của Utada Hikaru.

Tôi có thể bàn về khía cạnh thiên tài âm nhạc của cô, bắt đầu sáng tác từ năm 10 tuổi, không ngừng nghỉ phát triển để vươn đến những đỉnh cao liên tiếp trong sự nghiệp …

Tôi có thể viết về cuộc sống cá nhân cô, về xã hội Nhật Bản, về việc Utada sinh và lớn lên ở Hoa Kỳ, bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây ra sao, hay cách cô đã thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp âm nhạc trị giá hàng tỉ đô …

Tôi có thể kể những câu chuyện về bản thân, về những ấn tượng đầu tiên của tôi về J-pop với First Love, Automatic hay Movin’ On Without You, về sự chờ đợi mòn mỏi trong những năm tháng Utada tạm ngừng hoạt động, gặm nhấm những bài hát cũ mèm quen thuộc …

Nhưng tôi vẫn không thể.

Thật vậy, với tôi Bad Mode (2022) dường như không phải là một đĩa nhạc gắn liền với một phần cụ thể nào trong cuộc sống của tôi hay của Utada. Nó không phải những sản phẩm đánh dấu sự quay trở lại với công chúng như Hasukoi (2018) hay Fantôme (2016), cũng không phải những kế hoạch “Mỹ tiến”: This Is the One (2009) & Exodus (2004).

Bad Mode (2022) hoàn toàn độc lập, đứng riêng rẽ trong sự nghiệp Utada Hikaru, và đảm nhiệm một nhiệm vụ quan trọng:

Giúp cô tái khám phá chính bản thân mình.

…….

Continue reading [Review album] Bad Mode – Utada Hikaru (2022)

[Review sách] Phố Cannery Row – John Steinbeck

Cuốn tiểu thuyết này tự nhiên đến nỗi, nó dường như không phải được viết bởi John Steinbeck.

Tôi tưởng tượng rằng ông đơn giản là bỏ cuốn sổ tay và cây bút vào túi áo khoác, rồi cứ thế lang thang khắp khu phố biển tại Monterey (California).

Ông đi mãi đi mãi, từ con phố này sang đoạn đường khác, từ bãi cỏ kia tới khu nhà nọ, sáng sớm rồi tối khuya, say sưa chuếch choáng và cay đắng rã rời. Ông nhìn ngắm, ông lắng nghe, ông lội xuống bãi triều mặn chát, ông bước lên ngọn đồi cao lộng gió. Ông gặp đủ hạng người, nhưng ông yêu thương tất thảy bọn họ.

Rồi bỗng nhiên ông dừng chân, lấy cuốn sổ trong túi áo khoác và mở ra xem. Những câu chuyện về Phố Cannery Row đã nằm sẵn trong đó, cứ thế tuôn trào, ngập khắp các trang giấy.

Continue reading [Review sách] Phố Cannery Row – John Steinbeck

Tôi – một người trưởng thành 27 tuổi, hôm nay bật khóc trên đường về nhà

Ngày 14 tháng 10 năm 2019.

Tiễn một người bạn ở sân bay.

Chúng tôi biết đến cái tin tức kinh khủng ấy cùng một lúc. Và cả hai đều hiểu người còn lại cảm thấy tồi tệ đến mức nào.

Cố gắng giữ bình tĩnh, chúng tôi trò chuyện với nhau. Chúng tôi không tìm cách giải thích lý do vì sao mà chuyện kinh khủng ấy xảy ra. Chúng tôi không đổ lỗi cho bất kỳ ai, kể cả chính bản thân mình. Chúng tôi trò chuyện về nó – cái chết ấy – một cách thật bình thản.

Khi chúng tôi ôm nhau chào tạm biết, tôi cảm nhận được một khối nghẹn ứ bên trong cả hai.

Trên đường về nhà, tôi bất ngờ nhận ra mình đang khóc.

Continue reading Tôi – một người trưởng thành 27 tuổi, hôm nay bật khóc trên đường về nhà