[Tản mạn điện ảnh] The Taste of Things (2023): vì sao ta thích xem phim về đồ ăn, dù ta không thể “nếm”?

Lưu ý: bài viết có tiết lộ trước một số nội dung quan trọng.

Thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ rằng khán giả Việt Nam đang có lợi thế rất lớn khi Trần Anh Hùng – đạo diễn của The Taste of Things (2023) đang thực hiện khá nhiều bài phỏng vấn trên báo chí, như một phần trong chuỗi các hoạt động quảng bá bộ phim này tại chính quê hương anh trong thời gian gần đây. Vậy nên, với những ai có nhu cầu muốn thực sự “hiểu” thêm về bộ phim, “làm sáng tỏ” những điều còn mơ hồ về tác phẩm điện ảnh này, tôi nghĩ việc tìm đọc những bài phỏng vấn ấy sẽ là điều nên làm (tuy nhiên cũng đừng tin chúng hoàn toàn, ta đều hiểu cách báo chí có thể “bóp méo”, “chỉnh sửa” lời nói của ai đó để câu chuyện hấp dẫn hơn mà). Còn trong trường hợp bạn có nhu cầu “giải trí” cùng các bài phân tích “ý nghĩa” phim, khen chê một cách hơi kịch tính, đá xéo những suy nghĩ về “tự tôn dân tộc”, “làm nghệ thuật”, hay “mổ xẻ” từng câu nói để xem chúng có dụng ý gì … thì chắc chắn những gì tôi sắp viết ra đây cũng không phải thứ có thể làm bạn thỏa mãn.

Như trên tiêu đề, tôi chỉ muốn “mượn” bộ phim này để bàn về chuyện: tại sao những tác phẩm điện ảnh lấy đồ ăn / ẩm thực làm “nền” luôn là chủ đề được quan tâm & bàn luận (ít ra là với tôi), trong khi rõ ràng, so với những đề tài “nghệ thuật” khác như âm nhạc, thi ca hay thậm chí vũ kịch … thì rõ ràng 3 yếu tố làm nên một món ăn ngon là: mùi – vị – kết cấu, đều không thể được truyền tải hết thông qua kỹ thuật điện ảnh (ở thời điểm hiện tại).

Vậy thứ thật sự chúng ta đang nhìn thấy trên màn ảnh khi xem một bộ phim lấy đề tài ẩm thực là gì?

Continue reading [Tản mạn điện ảnh] The Taste of Things (2023): vì sao ta thích xem phim về đồ ăn, dù ta không thể “nếm”?

[Review sách] Người Đài Bắc – Bạch Tiên Dũng

Một trong những điều kỳ lạ mà tôi nhận thấy khi đang đọc dở cuốn sách này, là việc người ta thường có cách tiếp cận khá bi lụy khi bàn về các tác phẩm của Bạch Tiên Dũng, kể cả ở phương Tây cũng như tại Việt Nam.

Đành rằng đúng là những câu chuyện mà ông viết nói chung cũng như tập truyện ngắn Người Đài Bắc này nói riêng, đều khó có thể miêu tả là vui tươi hạnh phúc, nhưng khoác lên ông danh hiệu “melancholy pioneer” hay bi kịch hóa bằng các cụm từ nghe rất “đắt”, kiểu “tan một giấc mộng xứ người”, “phức cảm Đại Lục” … thì tôi đều thấy hơi quá.

Hoặc có chăng, dù là ở phương Tây hay ở Việt Nam, người ta vẫn đang chọn cách nhìn có phần “thương hại” khi nói về Đài Loan (một “quốc gia” mang số phận kỳ lạ) và thủ phủ của nó: Đài Bắc, nơi sau nội chiến Trung Quốc, những kẻ “thua cuộc”, những kẻ “chọn nhầm phe” đã hòa mình vào Cuộc Rút Lui Vĩ Đại năm 1949, vượt biển để đến đây và bắt đầu cuộc sống mới khi còn chưa kịp vứt bỏ quá khứ sau lưng.

Continue reading [Review sách] Người Đài Bắc – Bạch Tiên Dũng

[Review phim] 8 Women (2002) – khi phụ nữ là kẻ “xấu”

Việc các nhà làm phim tạo nên những tác phẩm điện ảnh xoay quanh “all-female cast” (dàn diễn viên thuần nữ giới) không phải điều gì quá xa lạ.

Mà ông bà ta đã nói rồi (dưới góc nhìn cổ hủ, phiến diện và bất bình đẳng giới)

2 người đàn bà với 1 con vịt là thành cái chợ

2 người đàn bà với 1 chứng bệnh tâm lý là thành Persona (1966) của Ingmar Bergman.

3 người phụ nữ với 1 cái sa mạc là thành 3 Women (1977) của Robert Altman.

4 cô gái tuổi teen với … 1 cái quần jeans là thành The Sisterhood of the Traveling Pants (2005); ôi tôi không đùa, tôi nghĩ phim này xem được phết.

Và cứ thế, cứ thế tiếp tục.

Chúng ta sẽ đến với 8 Women (2002) của đạo diễn Pháp – François Ozon. Tận 8 người, có cả đàn bà, phụ nữ và những cô gái trẻ, cùng 1 vụ án mạng. Chà, nhìn là đã thấy quá ư hấp dẫn rồi phải không?

Continue reading [Review phim] 8 Women (2002) – khi phụ nữ là kẻ “xấu”

[Review album] Chill Kill – Red Velvet (2023)

Today’s art, with its insistence on coolness, its refusal of what it considers to be sentimentality, its spirit of exactness, its sense of “research” and “problems”, is closer to the spirit of science than of art in the old-fashioned sense.

Susan Sontag – One Culture and The New Sensibility (1965)

Việc quan sát phản ứng của công chúng mỗi lần Red Velvet quay trở lại với các sản phẩm âm nhạc của họ, luôn là một điều thú vị. Album gần đây nhất: Chill Kill (2023) cũng không phải ngoại lệ.

Được “chiêu đãi” bởi những hình ảnh / âm thanh / thiết kế mang tính khơi gợi trước cả khi được tiếp xúc với sản phẩm thật sự quan trọng: là đĩa CD chứa đựng 10 bài hát được chuẩn bị & sản xuất theo định hướng “nhạc thử nghiệm” (so với mặt bằng chung K-pop), công chúng không thể nào ngừng phỏng đoán / trông đợi / tranh cãi về phong cách âm nhạc mà 5 thành viên này sẽ mang tới (dù đó là lần đầu tiên họ theo dõi / phân tích hay là lần thứ n+1). Và đương nhiên, có hy vọng thì ắt có thất vọng, hiếm khi nào chúng ta thấy những sản phẩm của Red Velvet thỏa mãn đa số khán giả cũng như các nhà phê bình âm nhạc (có bằng cấp, hoặc không).

Nếu làm một cuộc khảo sát kéo dài về ý kiến của công chúng trước âm nhạc Red Velvet, thường kết quả chúng ta nhận được sẽ là một biến số không ổn định theo thời gian. Bài hát từng bị chê bai ghét bỏ, sau vài năm bỗng nhiên lại trở thành “favourite track” của rất nhiều người. Đĩa nhạc thành công thương mại vang dội và mang đến nhiều danh tiếng, hóa ra lại là “ấn tượng khó chịu” trong lòng một vài người hâm mộ. Tuy nhiên nhìn chung, đa số khán giả & giới phê bình đều khá tự tin khi bàn luận về những lý do mà họ cho rằng một sản phẩm của nhóm nhạc nữ này không thể đạt đến mức độ “hoàn thiện cao nhất” mà nó có thể vươn tới. Nói cách khác, thay vì chọn cách tiếp cận âm nhạc / phong cách Red Velvet theo đuổi dưới góc nhìn thuần cảm xúc, phần lớn mọi người lại “nghiên cứu” và nóng lòng chỉ ra “vấn đề” mà nó đang gặp phải hay cố gắng giải quyết.

Đó cũng là lý do mà tôi chọn trích dẫn một câu nói của Susan Sontag để mở đầu bài viết này: bài viết về Chill Kill (2023), album không thể nói là xuất sắc nhất trong năm nay, nhưng lại là một ví dụ tốt khi bàn luận về chủ đề: cái cách chúng ta tiếp thu / phân tích các sản phẩm văn hóa trong thời đại ngày nay, liệu có đang dần rời quá xa khỏi nguồn cội tạo nên ý nghĩa của nghệ thuật, đó là khiến khán giả tò mò, choáng ngợp, phải suy nghĩ và ồ lên thích thú trước cách nghệ sĩ truyền tải thông điệp của họ, dù cho tác phẩm ấy có khiến bạn hài lòng hay không hài lòng, có đúng với sự kỳ vọng hay lại đưa bạn đến một nơi hoàn toàn xa lạ?

Continue reading [Review album] Chill Kill – Red Velvet (2023)

[Review phim] Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023) – màn ảo thuật đẹp, nhưng vụng

Lưu ý: bài viết có tiết lộ trước nội dung phim.

Phải làm rõ điều này: tôi nghĩ Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023) là một phim đầu tay ổn, tuy nhiên sẽ không công bằng nếu chỉ vì là phim đầu tay, mà chúng ta bỏ qua tất cả những khiếm khyết nó vốn dĩ sở hữu, và rồi ca tụng bằng các ngôn từ có vẻ to tát lẫn sáo rỗng.

Nếu muốn hiểu thêm về ý nghĩa của tác phẩm điện ảnh này, bạn có thể tìm đọc, xem những bài phỏng vấn của đạo diễn Phạm Thiên Ân (mặc dù tôi chưa đọc & xem chúng, những tôi đoán rằng anh sẽ không đưa ra phần trả lời quá chi tiết). Còn nếu muốn gán ghép cho nó những đặc điểm tốt / tệ, đưa nó vào một danh mục những siêu phẩm điện ảnh tạo nên lịch sử / những bộ phim khó hiểu tốn thời gian, thì tôi nghĩ các bài viết trên báo chí và mạng xã hội của các “chuyên gia” cũng là quá đủ rồi.

Những gì tôi sắp nói ở đây, đơn thuần là những gì bản thân tôi nghĩ rằng là đủ thú vị khi nói về Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023): một phim đầu tay ổn.

Continue reading [Review phim] Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023) – màn ảo thuật đẹp, nhưng vụng