[Tản mạn điện ảnh] The Taste of Things (2023): vì sao ta thích xem phim về đồ ăn, dù ta không thể “nếm”?

Lưu ý: bài viết có tiết lộ trước một số nội dung quan trọng.

Thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ rằng khán giả Việt Nam đang có lợi thế rất lớn khi Trần Anh Hùng – đạo diễn của The Taste of Things (2023) đang thực hiện khá nhiều bài phỏng vấn trên báo chí, như một phần trong chuỗi các hoạt động quảng bá bộ phim này tại chính quê hương anh trong thời gian gần đây. Vậy nên, với những ai có nhu cầu muốn thực sự “hiểu” thêm về bộ phim, “làm sáng tỏ” những điều còn mơ hồ về tác phẩm điện ảnh này, tôi nghĩ việc tìm đọc những bài phỏng vấn ấy sẽ là điều nên làm (tuy nhiên cũng đừng tin chúng hoàn toàn, ta đều hiểu cách báo chí có thể “bóp méo”, “chỉnh sửa” lời nói của ai đó để câu chuyện hấp dẫn hơn mà). Còn trong trường hợp bạn có nhu cầu “giải trí” cùng các bài phân tích “ý nghĩa” phim, khen chê một cách hơi kịch tính, đá xéo những suy nghĩ về “tự tôn dân tộc”, “làm nghệ thuật”, hay “mổ xẻ” từng câu nói để xem chúng có dụng ý gì … thì chắc chắn những gì tôi sắp viết ra đây cũng không phải thứ có thể làm bạn thỏa mãn.

Như trên tiêu đề, tôi chỉ muốn “mượn” bộ phim này để bàn về chuyện: tại sao những tác phẩm điện ảnh lấy đồ ăn / ẩm thực làm “nền” luôn là chủ đề được quan tâm & bàn luận (ít ra là với tôi), trong khi rõ ràng, so với những đề tài “nghệ thuật” khác như âm nhạc, thi ca hay thậm chí vũ kịch … thì rõ ràng 3 yếu tố làm nên một món ăn ngon là: mùi – vị – kết cấu, đều không thể được truyền tải hết thông qua kỹ thuật điện ảnh (ở thời điểm hiện tại).

Vậy thứ thật sự chúng ta đang nhìn thấy trên màn ảnh khi xem một bộ phim lấy đề tài ẩm thực là gì?

Continue reading [Tản mạn điện ảnh] The Taste of Things (2023): vì sao ta thích xem phim về đồ ăn, dù ta không thể “nếm”?

[Tản mạn điện ảnh] điểm chung kỳ khôi giữa Bao (2018), Soul (2020) & Promising Young Woman (2020)

Lưu ý: bài viết có tiết lộ trước một số nội dung quan trọng.

Hẳn nhiều người khi nhìn thấy tựa đề sẽ nhăn trán: “bộ ba này thì liên quan quái gì đến nhau?”

Ừ thì Bao (2018) & Soul (2020) còn có tí dây mơ rễ má khi cùng là những sản phẩm đến từ Pixar. Nhưng tại sao Promising Young Woman (2020) lại cũng xuất hiện ở đây? Liệu có phải tôi đang cố vẽ vời ra một cái chủ đề để nói xấu về những bộ phim tôi không ưa?

Cái này thì chắc phải rào trước cho đỡ hiểu nhầm, đúng là có một trong ba bộ phim ở đây tôi ghét thậm tệ, nhưng khi đánh giá trên phương diện chất lượng điện ảnh, tôi đều đủ công tâm để nhận xét chúng là những tác phẩm đạt mức “khá”. Tuy nhiên, một tác phẩm “khá” về mặt nghệ thuật, không có nghĩa nó đồng thời sở hữu giá trị hiện thực trong mắt tôi. Kịch bản triển khai hợp lý, câu chuyện hấp dẫn, hình ảnh đẹp, âm nhạc xuất sắc, diễn xuất tròn trịa … chỉ là những yếu tố để một bộ phim trở nên trọn vẹn. Giá trị hiện thực của chúng thực ra là chuyện: điểm đến cuối cùng mà cảm xúc khán giả sẽ vươn tới khi bộ phim kết thúc là ở đâu?

Chuyện thật mà như đùa, nhưng thiệt tình tôi cho rằng Bao (2018), Soul (2020)Promising Young Woman (2020) là ba bộ phim nổi bật để chúng ta có thể bàn luận khi đề cập đến quan điểm sau:

“Vì sao ngày càng có nhiều tác phẩm điện ảnh ra đời với mục đích đi sâu vào vấn đề nhức nhối của cuộc sống, nhưng rốt cuộc thứ chúng để lại chỉ là những cái vỏ trống rỗng vô hồn?”

Continue reading [Tản mạn điện ảnh] điểm chung kỳ khôi giữa Bao (2018), Soul (2020) & Promising Young Woman (2020)