[Review phim] Good Luck to You, Leo Grande (2022) – ta nói chuyện gì khi ta làm tình?

Tôi phải mất 15 phút để viết ra dòng chữ kia – ở trên tiêu đề – “ta nói chuyện gì khi ta làm tình?”, một sự vay mượn nghèo nàn từ tập truyện ngắn trứ danh của Raymond Caver.

Không phải vì tôi không biết miêu tả thế nào về bộ phim này, mà bởi khi bàn về những câu chuyện tình dục bằng ngôn ngữ của chúng ta: tiếng Việt; tôi phát hiện ra rằng dường như mình không có quá nhiều sự lựa chọn.

đ*, đ*t, ch*** …

Tất cả những từ ngữ ấy đều mang ý nghĩa quá hạn hẹp, mà tôi lại là kẻ không thể chịu đựng nổi nếu nghi ngờ rằng những gì mình đang bày bừa ra đây sẽ bị méo mó, khi chúng đi từ tâm trí tôi (người viết) sang đầu bạn (người đọc).

Vậy nên, để đảm bảo công bằng, tôi nghĩ rằng có chăng bạn nên xem thử Good Luck to You, Leo Grande (2022) trước khi quay lại đây và đọc tiếp bài viết. Thẳng thắn mà nói, đây là một bộ phim ngắn gọn, duyên dáng và “sạch sẽ”; tôi liều lĩnh đoán rằng sẽ chẳng mấy ai (đặc biệt là người đọc blog của tôi) lại thấy phí thời gian với tác phẩm điện ảnh này.

Lưu ý quan trọng: bạn cần đủ 18 tuổi.

Continue reading [Review phim] Good Luck to You, Leo Grande (2022) – ta nói chuyện gì khi ta làm tình?

[Review sách] Nhật Ký Già Si – Tanizaki Junichiro

Ra đời vào năm 1961 khi Tanizaki Junichiro vừa tròn 75 tuổi, Nhật Ký Già Si có thể xem như là lời giã biệt sau cuối của nhà văn Nhật Bản “kỳ khôi” bậc nhất này.

Bảo ông kỳ khôi, bởi dường như Tanizaki là một trong những tác giả Nhật Bản giai đoạn cận-hiện-đại hiếm hoi xuất thân từ tầng lớp thương gia giàu có, nhưng nội dung tác phẩm lại luôn cân bằng hoàn hảo những yếu tố truyền thống đặc trưng xã hội Á Đông và các chủ đề đậm chất phương Tây; ví dụ như nữ quyền, khoảng cách giai cấp xa hội, giá trị gia đình thay đổi theo thời cuộc, hay thậm chí là tự do tình dục và thái độ cởi mở khi đề cập đến những suy nghĩ vốn thường bị “cấm đoán”.

Trước đây, tôi từng đưa ra nhận định về chuyện: các tác phẩm của Haruki Murakami mang đến cho tôi cảm giác tương tự với yōshoku – món ăn phương Tây nấu kiểu Nhật.

Tanizaki Junichiro thì không như thế.

Không nấu món Tây theo kiểu Nhật, ở Nhật Ký Già Si ông hào phóng chiêu đãi độc giả một bàn tiệc ngập tràn những món ăn “đỉnh cao” của cả hai nền ẩm thực.

Họa Mi Nướng.

Cá Chạch Địa Ngục.

Pa-tê Gan Ngỗng.

Cá Âm Dương.

Continue reading [Review sách] Nhật Ký Già Si – Tanizaki Junichiro

[Dịch] Truyện Ngắn: Những Con Cua – Haruki Murakami.

Image result for めくら やなぎ 村上 春樹

Lưu ý: Bản quyền sở hữu trí tuệ thuộc về nhà văn Haruki Murakami, Vintage Books nắm bản quyền xuất bản tại Hoa Kỳ.

Bản dịch Tiếng Việt tại blog kissesonmainstreet.wordpress.com không vì mục đích thương mại và không được sử dụng vì mục đích thương mại.

…….

Crabs – Truyện Ngắn Thứ 18 trong tuyển tập truyện ngắn Blind Willow • Sleeping Woman.

Nhà xuất bản: Vintage Books.

Tác giả: Haruki Murakami.

Dịch sang Tiếng Anh: Philip Gabriel.

Continue reading [Dịch] Truyện Ngắn: Những Con Cua – Haruki Murakami.

[Review phim] Lolita (1962) – táo thối bọc đường

Lưu ý: bài viết có tiết lộ trước một số nội dung quan trọng.

Tôi nghĩ đó sẽ là việc bất khả thi nếu muốn bàn về Lolita (kể cả nguyên tác văn học lẫn tác phẩm chuyển thể điện ảnh năm 1962), mà có thể né tránh được việc không hề đả động đến những tình tiết quan trọng của nó.

Tuy nhiên chúng ta cũng hãy thẳng thắn với nhau, có lẽ với những người đã biết đến Lolita rồi tò mò muốn tìm hiểu thêm, thì họ hẳn cũng đã rõ điều quan trọng sau: Lolita là câu chuyện về một gã đàn ông đem lòng yêu và ham muốn tình dục với một cô bé chưa trưởng thành về cả thể xác lẫn trí óc.

Hay cứ nói toẹt ra: Lolita là biểu tượng “vĩ đại” nhất và gây nhiều tranh cãi nhất khi bàn về chủ đề “ấu dâm” trong nghệ thuật.

How did they ever make a movie of Lolita? – Vậy làm thế quái nào mà đưa câu chuyện của Lolita lên màn ảnh rộng?

Sue Lyon in Lolita (1962)

Câu trả lời đơn giản là hãy giao phó nó cho Stanley Kubrick – tay đạo diễn to gan lớn mật và đủ bệnh hoạn để “bọc đường” cho “quả táo thối” của Vladimir Nabokov (và thậm chí sau này Nabokov cũng phải thừa nhận ông không thể đòi hỏi một bộ phim chuyển thế xuất sắc hơn thế). Tôi cho rằng đến thời điểm hiện tại, chắc chắn nhiều đạo diễn cũng sẽ từ chối một dự án tương tự, đơn giản vì Lolita là cuốn sách dư khả năng chôn sống bất cứ sự nghiệp lẫy lừng nào.

Continue reading [Review phim] Lolita (1962) – táo thối bọc đường

[Review phim] The Piano Teacher (2001) – quyền yêu và được yêu.

Kết quả hình ảnh cho The Piano Teacher

After all, love is built on banal things.

Michael Haneke cho rằng khán giả bật cười hoặc rùng mình khi thưởng thức những tác phẩm điện ảnh của ông vì 2 lý do sau: (1) họ cảm thấy ghê tởm (2) họ nhìn ra hình ảnh bản thân mình trong những thước phim ấy.

The Piano Teacher (2001) không phải là ngoại lệ: nó bàn về câu chuyện Tình Yêu của một người phụ nữ đam mê Khổ Dâm. Tình Yêu và Khổ Dâm. Tôi đoán trên đời không có nhiều thứ gần sát nhau mà lại đối nghịch như thế. Còn hơn cả nhưng cặp đôi: Bóng Tối và Ánh Sáng, Thiên Thần và Ác Quỷ, Đẹp Đẽ và Xấu Xí … Tình Yêu và Khổ Dâm đặt cạnh nhau toát nên sự nực cười, mỉa mai đầy chua chát.

Continue reading [Review phim] The Piano Teacher (2001) – quyền yêu và được yêu.